Thứ Ba, 14 tháng 10, 2008

VIẾT THÊM VỀ LỄ HỘI OOC OM BOC.

Vậy là đúng một tháng nữa lễ hội ooc om boc lại điễn ra tưng bừng tại TP Sóc Trăng, chỉ mới nghe qua tên gọi của lễ hội đã thấy được nét văn hóa độc đáo và chủ thể của nó. ...


Đây là một trong các lễ hội thường niên của người dân tộc Khmer, thuộc mô típ lễ tạ ơn mừng vụ mùa no ấm, và cầu cho mưa thuận gió hòa để mùa tới lại được bội thu hơn nữa. Thời điểm tổ chức lề hội là ngày rằm tháng mười â l hàng năm ( nếu năm nhuận thì rằm tháng chín â l), ngày xưa đây là lúc đã xong mùa vụ còn bây giờ có nơi trồng lúa đến ba vụ trong năm cho nên ngày này được xem như một ngày nghĩ ngơi , trảy hội.
Lễ vật chính trong mâm cúng là CỐM GIẸP và nhũng loại củ quả thu hoạch được trong mùa vụ của năm đó
Cốm giẹp được làm từ nếp mới , hạt nếp vừa gặt xong cho vào nồi đất để rang cho nổ rồi đổ vào cối bằng cây để đăm cho hạt nếp càng giẹp,càng mỏng và trắng. Cuối cùng là công đoạn sàng ,sảy để tách vỏ trấu và cám là đã có thành phẩm ra lò.
Khi dùng người ta nạo cơm dừa mềm,thêm một chút đường cát trộn chung với Cốm giẹp rồi ủ khoảng mươi phút là đã có một món ngon lạ miệng và ý nghĩa.Có khi cần dùng ngay người ta rưới thêm một ít nước dừa tươi cho Cốm mau mềm.
Nhưng chiếm hết chín mươi phần trăm hồn của lễ hội là tục lệ "ăm tuk ngua" tức hội đua ghe ngo. Chiếc ghe ngo là một loại thuyền độc mộc dài khoảng ba,bốn mươi mét và có thể hơn, bề ngang chỉ đủ chỗ cho hai tay bơi, còn hai đầu ghe cong lên đúng như tên gọi của nó_ chữ "ngo" trong tiếng Khmer có nghĩa là cong lên, vút lên.. Chiếc ghe ngo thường được bảo quản trong chùa đến cận ngày thi đấu người ta phải lựa chọn ngày giờ lành rồi cúng kiến, các sư sãi tụng kinh cầu phúc rồi mới cho hạ thủy.. Khi thi đấu , ngoài mấy chục tay bơi( có khi lên đến ba ,bốn mươi cặp tay bơi tùy chiều dài ghe,luật thi đấu không qui định kích thước ghe và số vận động viên trên mỗi ghe.) còn có một người ngồi ở mũi ghe(thường là một chức sắc hoặc một người có uy tín và đạo đức) nhịp tay như nhạc trưởng để giữ nhịp cho các tay bơi, ở giữa thân ghe có thêm một người luôn đứng khoa tay múa may, thúc giục, lên tinh thần cho các tay bơi, miệng luôn huýt còi , thực ra đó chính là người điều phối chiến thuật cho toàn đội. Cuối cùng là là người ở cuối ghe luôn lặng lẽ nhưng không kém phần quan trong: đó là người giữ lái cho ghe luôn đi thẳng, một yếu tố góp phần làm nên chiến thắng.
Tục lệ đua ghe ngo có tự bao giờ và xuất phát từ đâu chưa thấy có một nghiên cứu hay một sử liệu nào ghi chép chính thức, tất cả chỉ mới được truyền tụng trong dân gian qua các truyền thuyết khác nhau.Trong đó có một truyền thuyết có một liên quan đến sử liệu và phù hợp với tên người tên đất, tôi xin phép được kể sơ lược cho các bạn nghe thử cho vui:
ngày xưa, để giữ mối giao hòa với lân bang các vua chúa người Việt có gã một công chúa cho vua Chân Lạp(đối chiếu: có tài liệu ghi vào năm 1620 chúa Nguyễn phúc Nguyên gả Công chúa Ngọc Vạn cho vua Chân lạp là Chey Chetta ll _theo vankien.wordpress.com).Vị Công Chúa người Việt tài sắc lại có lòng nhân hậu nên được lòng dân _ được dân yêu mến gọi là Nèng Chanh_và vua đặc biệt sủng ái., điều đó làm cho các Phi Tần ghanh ghét luôn tìm cơ hội để hãm hại. Sau khi nhà vua băng hà biết không thể dung thân ở xứ lạ Nèng Chanh cùng đoàn tùy tùng xuôi dòng Mê Kông bỏ trốn. Các Phi Tần hay tin cho người đuổi theo truy sát. đến cùng. Vốn dĩ được lòng dân nên suốt quá trình chạy trốn Nèng Chanh đã được người dân hết lòng che chở làm cho đám người của các Phi Tần phải vất vả truy đuổi suốt mấy tháng trời khắp vùng sông rạch . Cuối cùng ra đến một cửa biển sóng to gió lớn, chiếc thuyền độc mộc không thể ra khơi, hơn nữa trên thuyền hầu hết là cung nữ chân yếu tay mềm không thể chịu đựng nổi nên Nèng Chanh hạ lệnh quay trở vào thì bị đám người của các Phi Tần bắt kịp. Trước khi bị xử tử Nèng Chanh đã xin tha cho đoàn tùy tùng vô tội và dường như lời thỉnh cầu được chấp thuận nên trong truyền thuyết không thấy nhắc đến một cuộc hành quyết đẩm máu.. Và cũng như bao truyền thuyết khác, cũng có một vài chi tiết được cổ tích hóa rất thú vị: vì là một phụ nữ cao sang quyền quí sinh ra trong dòng dõi Hoàng Tộc nên thân thể Nàng Chanh rất đẹp, sau khi chết đi tạo hóa không nở hủy hoại nên bắp đùi của Nèng biến thành bập dừa nước trơn láng thon thả , còn móng chân móng tay của N èng thì biến thành những loài nhuyễn thể cùng tên,còn máu của Nèng loang đỏ cửa biển một lòai nhuyễn thể khác ăn phải làm cho thịt nó trở nên đỏ như máu ,đó chính là con sò huyết...
TRở lại với truyền thuyết,thương tiếc Nèng Chanh, hàng năm người dân nơi đó đã tái hiện lại khung cảnh rượt đuổi trên sông như những gì đã xảy với Nèng Chanh. Về sau nó trở thành những cuộc thách thức giữa các làng với nhau,rồi trở thành cuộc so tài cao thấp và tiến đến hình thành môn thể thao dân tộc ..
Nơi Nèng Chanh nằm lại người Khmer gọi là Pem Nèng Chanh tức Cửa Mỹ Thanh thuộc huyện Vĩnh Châu , Tỉnh Sóc Trăng ngày nay. Trên dòng sông này một cây cầu hiện đại vừa xây xong cũng được đặt bằng tên của Nàng Công Chúa năm xưa: Mỹ Thanh. Vậy phải chăng Công Chúa Mỹ Thanh chính là Công Chuá Ngọc Vạn? Và nếu thế thì đây là lễ hội chung của hai dân tộc Kinh_Khmer chứ không phải của riêng dân tộc Khmer? thú vị thay!
Không biết có phải vì thế mà trước đây Sóc Trăng được xem như thánh địa của lễ hội này, tất cả người Khmer Nam bộ đều phải hành hương về sóc trăng dự lễ tạo nên một không khí tưng bùng hiếm có ở vùng Tây Nam Bộ.Hàng đoàn xe nối đuôi nhau theo con đường QL1 độc đạo từ Cà Mau, Bạc Liêu lên, và từ Cần Thơ xuống đổ khách xong là hối hả quay về cho kịp rước khách mới. Có thể nói là đông hơn cả lễ hội Bà chúa xứ núi Sam vì thời gian lễ hội ngắn, chỉ có một một lần trong năm và mọi người tập trung cùng một thời điểm.
Trước đây lễ hội này thường tổ chức tại dòng sông Nhu Gia thuôc xã Thạnh Phú huyện Mỹ Xuyên Tỉnh Sóc Trăng. , tuy lễ hội kéo dài ba ngày ba đêm nhưng vì địa điểm chật hẹp không đủ cơ sở hạ tầng để tổ chức các hoạt động văn hóa vui chơi cho người đi trảy hội nên dường như đua ghe ngo là hoạt động duy nhất. Hơn nữa, địa điểm này lại nằm trên QL1 nên việc ách tắc giao thông trong những ngày lễ hội diễn ra là điều không tránh khỏi
Thấy trước những bất cập đó , chính quyền đã di dời địa điểm tổ chức lễ hội về đoạn Xung Đinh nắm trên dòng Masperro chảy qua trung tâm TP Sóc Trăng. Từ đây lễ hội chỉ kéo dài có một ngày đêm nhưng được tổ chức dầy đủ nghi thức và thêm nhiều hoạt động văn hóa thể thao giao lưu giữa ba dân tộc nhiều ý nghĩa.
Mặc dù lễ hội chính thức chỉ diễn ra một ngày đêm và khai hội vào chiều ngày 14 /10 â l nhưng thực ra nó đã được khởi động từ nhiều ngày trước với sự hăng say tập luyện của các đội ghe, tiếng chày đăm Cốm giẹp rộn rả trong các làng nghề và vòng loại các môn thể thao cũng đã diễn ra để chọn những đội mạnh vào thi đấu chung kết trong ngày diễn ra lễ hôi chính.
Từ trưa 14 dòng người đã tranh thủ tiến vào trung tâm TP bằng các loại phương tiện, đến 17 giờ thì tất cả mọi cửa ngõ dẫn vào TP đều bị phong tỏa chỉ cho phép người đi bộ vào mà thôi.Đêm đến ngoài nghi thức cúng trăng tại chùa Kh'leang , khu văn hóa Hồ nước ngọt(cạnh tượng đài trung tâm) còn có các hoạt động thả đèn gió , đèn nước và văn nghệ quần chúng, thi thời trang ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa...
Còn tại Công trường giải phóng ( trước Bưu Điện tỉnh) có một sân khấu phụ và một màn hình lưu động của đài truyền hình để phục vụ cho bà con theo dõi diễn biến cuộc lễ từ các đầu cầu truyền hình trực tiếp trong TP.
Sáng ngày rằm vẫn tiếp diễn phần thi đấu thể thao, cờ dân gian , tham quan Bảo tàng văn hóa Khmer Nam Bộ và phần được chờ đợi nhất là đua ghe ngo cũng bắt đầu khởi động. Tùy vào tình hình con nước mà cuộc đua sẽ bắt đầu sớm hay muộn, lúc này mọi người bắt đầu di chuyển về hai bờ sông nơi tổ chức cuộc đua, số lượng khán giả hàng năm khá đông dúc, nhiều người đã phải tràn xuống cả dưới sông để xem cho rõ.
Thể thức thi đấu cũng tương tự như bóng đá,ban tổ chức chia bảng đấu vòng tròn một lượt ,chọn hai đội vào vòng trong., đến bán kết thì cũng thi đấu loại trực tiếp từng cặp ghe, thắng vào tranh huy chuong còn ghe thua thì thi đấu xếp hạng trong top 10..Khoàng 16 giờ cùng ngày thì đã tìm được tân vô dịch của năm và lễ hội kết thúc.
Song song với việc cúng trăng trong lễ hội tại chùa ,phum sóc và từng nhà cũng bày mâm lễ vật để cúng. Sau khi khấn vái xong người ta tập trung các cháu thiếu nhi đến ngồi nghe kể chuyện và nhắc nhở, kế đến một người già nhất trong phum sóc hay trong gia đình nắm từng nắm Cốm giẹp đút cho từng cháu sau khi hỏi ước mơ của cháu là gì? và chúc phúc cho cháu.Người ta quan niệm rằng ai ăn được nắm Cốm giẹp càng to thì ước mơ càng sớm thành hiện thưc cho nên các em thi nhau há miệng thật to trông rất vui.
Ngày nay số lượng người Khmer Nam Bộ hành hương về Sóc Trăng giảm đi rất nhiều ngoài lý do hoàn cảnh còn vì cục bộ địa phương, một số tỉnh có đông người dân tộc Khmer muốn tạo điều kiện cho du lịch của tỉnh mình phát triển đã cố gắng tổ chức một lễ hội OOC OM BOC và đua ghe ngo riêng. Nhưng bù lại do lế hội tại Sóc Trăng đã được Bộ Văn Hóa công nhận là lễ hội cấp quốc gia và đua ghe ngo cũng được công nhận là môn thể thao chình thức được nhà nước đầu tư và được sự quảng bá của ngành du lịch nên số lượng khách du lịch thích khám phá các nền văn hóa độc đáo đến với lễ hội ngày càng đông đã tạo nên một diện mạo mới cho lễ hội.
Điều đáng mừng là dưới sức ép của nền kinh tế thị trường, nhu cầu phát triển văn hóa theo hướng hiện đại nhưng lễ hội vẫn giữ được bản sắc riêng vốn có của nó., chưa bao giờ nó được thương mại hóa hoặc sân khấu hóa để phục vụ khách du lịch ngoài lễ hội thường niên.


Và sau đây là kế hoạch tổ chức lễ hội năm 2008:


Tuần lễ văn hóa OOC-OM-BOC và đua ghe ngo năm 2008 tại Sóc Trăng:
Ban Chỉ đạo tham gia Năm Du lịch quốc gia Mekong - Cần Thơ 2008 của tỉnh Sóc Trăng vừa triển khai Kế hoạch 06/KHBCĐ-UBND ngày 04-9-2008 về việc tổ chức Tuần lễ Văn hóa “Lễ hội Ooc-om-boc và đua ghe ngo năm 2008” trên địa bàn tỉnh. Đây là một trong 3 sự kiện của tỉnh Sóc Trăng đã đăng lý với Ban Chỉ đạo năm Du lịch quốc gia Mekong - Cần Thơ 2008. Trong Tuần lễ này, sẽ diễn ra nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn tại các địa điểm trong tỉnh với thời gian cụ thể như sau:

1. Địa điểm: Tại Thành phố Sóc Trăng và huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng.
2. Thời gian: Tuần lễ Văn hóa “Lễ hội Ooc Om Boc – Đua ghe Ngo” năm 2008 diễn ra từ ngày 06/11 đến 12/11/2008 (nhằm ngày mùng 09/10 đến ngày 15/10 âm lịch).
3. Nội dung:
- Từ ngày 05 – 12/11/2008: Tổ chức Hội chợ kết hợp với các hoạt động vui chơi giải trí, biểu diễn nghệ thuật tại Khu Văn hóa Hồ Nước Ngọt, số 02 đường Hùng Vương, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
- Từ ngày 06 – 11/11/2008: Tổ chức triển lãm thành tựu kinh tế xã hộ, ảnh nghệ thuật tại công viên Bạch Đằng, đường Trần Hưng Đạo, Tp. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
- Từ ngày 09 – 12/11/2008: Tổ chức trưng bày Triển lãm văn hóa, nghệ thuật dân tộc Khmer tại Nhà Trưng bày văn hoá Khmer - Bảo tàng tỉnh, số 23 Nguyễn Chí Thanh, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
- Từ ngày 08 – 11/11/2008: Tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng Khmer và Hội thi trang phục 03 dân tộc tỉnh Sóc Trăng lần thứ IV tại Khu Văn hóa Hồ Nước Ngọt, số 02 đường Hùng Vương, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
- Dự kiến Tổ chức Hội thảo với chủ đề “Bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hoá - lễ hội dân tộc Khmer trong thời kỳ hội nhập và phát triển” tại Hội trường Tỉnh ủy Sóc Trăng số 02 đường Trần Phú, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
- Từ ngày 10 – 11/11/2008: Tổ chức Hội thao các môn thể thao dân tộc gồm: cờ ốc, đẩy gậy, bóng chuyền, bi sắt…. tại Trung tâm Thể dục Thể thao tỉnh, số 06 đường Nguyễn Chí Thanh, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
- Ngày 11/11/2008: Phục dựng 02 lễ hội là nghi thức có liên quan đến Lễ hội Ooc Om Boc – Đua ghe Ngo (lễ cúng trăng, thả đèn nước) tại chùa Bốn Mặt, xã Phú Tân ( Mỹ Tú) và tổ chức Hội thi thả đèn nước tại Khu Văn hóa Hồ Nước Ngọt, số 02 đường Hùng Vương, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
- Từ ngày 07 – 10/11/2008: Tổ chức Hội chợ, triển lãm làng nghề với các hoạt động đan đát, đâm cốm dẹp, vẽ tranh trên kiếng; tổ chức tham quan làng nghề bánh Pía, chùa Khmer và một số cảnh quan đẹp nhằm giới thiệu, quảng bá tuyến du lịch làng nghề Phú Tân tại chùa Bốn Mặt xã Phú Tân, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng.
- Ngày 11/11/2008: Tổ chức giải Đua ghe Ngo nữ trên sông Maspero đường Lý Thường Kiệt, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
- Ngày 12/11/2008: Tổ chức giải Đua ghe Ngo nam trên sông Maspero đường Lý Thường Kiệt, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
Kính mời quý cán bộ nghiên cứu khoa học, quý doanh nghiệp, các đơn vị kinh doanh du lịch và dịch vụ trong và ngoài tỉnh đăng ký tham gia các hoạt động của Lễ hội và tổ chức các tour du lịch về Sóc Trăng trong tuần lễ Văn hóa này của tỉnh.
Các chi tiết liên quan xin liên hệ đến Sở VH, TT và DL tỉnh Sóc Trăng, Điện thoại: Phòng Nghiệp vụ Du lịch – ĐT: 079.612458. VP Sở: ĐT và Fax 079.825702. Di động: Ông Sơn Lương, PGĐ Sở: 079.825421, Dđ: 0913.890376; Ông Trịnh Công Lý, TP.NVDL, Dđ: 01234.584739.

Tin Phòng Nghiệp vụ Du lịch
(Nguồn Sở VHTTDL Sóc Trăng)


Một số hình ảnh về công đoạn làm Cốm giẹp:
1_ Rang nếp mới:

2_Đăm
3_Sàng sảy tách vỏ trấu và cám:
4_Thành phẩm bày bán ngoài chợ:

(N: báo ảnh Đất Mũi)

9 nhận xét:

  1. Người phương nam sống phóng khoáng và vô tư , đó là ấn tượng của tôi về miền nam

    Trả lờiXóa
  2. vâng!lễ hội ooc om boc sắp đến rồi vui quá!

    Trả lờiXóa
  3. @thanhhoa0nljn3:vài năm gần đây còn tổ chức hội chợ kéo dài khoảng một tuần trong thời gian diễn ra lễ hội nữa bạn ạ!

    Trả lờiXóa
  4. co anh thi` up cho em xem ve le hoi voi nhe !

    Trả lờiXóa
  5. @giangtien7836: Trong bài thơ: "Lễ hội ooc om boc " anh có up hình ảnh của các năm trước đó, em vào xem lại đi. Còn lễ hội 2008 thì chưa diễn ra , chừng nào có anh sẽ up tiếp.chào em!

    Trả lờiXóa
  6. Anonymous writes:

    co ai biet bai hat ve ooc om boc

    Trả lờiXóa
  7. có , bạn xem trong các entry đầu trong blog này.

    Trả lờiXóa