Chỉ còn ba ngày nữa là đến ngày giổ lần thứ năm của anh Hai rồi ! Năm năm ư ? tại sao trong lòng em lại không có cái khoảng cách đó? tất cả trong em chỉ như mới vừa hôm qua, em không chịu nổi mỗi khi nhìn vào ánh mắt của anh trong khung ảnh thờ...Mỗi lần thắp hương cho anh em vẫn chưa ngăn được sự uất nghẹn trong lòng nên em chỉ dám lựa lúc vắng người để không làm đau thêm cho chị hai và các cháu.
Cái ngày định mệnh ấy làm sao em quên được....lúc đó khoảng 11g30 ngày 27/2/2005( 19/1 âl) em đang ăn bữa trưa thì có tiếng điện thoại reo dồn dập.Chị ba báo tin Anh hai chị hai bị tai nạn giao thông nặng lắm !! em vội chạy ra bệnh viện đa khoa ST , cửa phòng cấp cứu đã đóng kín, tìm cách leo lên để nhìn vào ô cửa kính thì....môt cảnh tưởng hải hùng hiện ra trước mắt em ! một thân thể bê bết máu đang oằn oại và rên la một cách vô thức trên chiếc băng ca, nếu không có anh ba đứng bên cạnh đang cố ghì chặt anh thì chưa chắc em đã nhận ra ngay. Lờ mờ hiểu ra tình huống xấu nhất đã cận kề , em bủn rủn tay chân gieo mình ngồi bệt xuống hành lang phòng cấp cứu nhắm mắt cầu xin một phép mầu nào đó ! những người hiếu kỳ đang tụ tập xung quanh chạy lại vỗ vai an ủi em...ở bên trong Các Bác Sĩ đang liên tục hồi sức ...anh Ba bước ra cố giữ bình tỉnh nói : Bác sĩ yêu cầu thân nhân chuẩn bị tinh thần, mày về dưới ngay , nhờ anh em bà con chuẩn bị hậu sự... Thế là hết!!! em gục đầu vào thành chiếc ghế đá và nấc lên thành tiếng trước những ánh mắt ái ngại xót xa của những người xa lạ....
...Năm năm rồi không còn anh, cũng ít khi nằm mơ thấy anh nhưng trong tâm trí tôi lúc nào cũng hiển hiện những kỷ niệm về người anh Hai đầy trách nhiệm với đàn em đến gần chục đứa .Ký ức của tôi bắt đầu "lưu trữ" từ những ngày tết Mậu thân, đang vui chơi trước ngõ thì những loạt đạn pháo vang lên và máy bay quần đảo trên bầu trời bắt loa phóng thanh kêu gọi mọi người dân tản cư đến nơi oan toàn . Nơi mình ở chưa bao giờ có chiến tranh nên dân chúng vô cùng hoảng loạn có người không kịp lấy đồ đạc đã bồng bế nhau cuống cuồng chạy ra phía chợ,dòng người hối hả tưởng như có con quái vật nào đang đuổi theo làm đám con nít đứng ven đường hớt hãi chạy theo không kịp nhìn lại. Tôi cũng nằm trong trong đám con nít đó, chạy một hồi sực nhớ sao không thấy cả nhà mình ? tôi mếu máo đứng nép bên đường mà không dám quay lại vì dòng người càng lúc càng đông càng hối hả. Một lát sau anh Hai và anh Ba mỗi người chạy một bên đường ,mặt xanh như tàu lá chuối vừa dáo dác nhìn quanh vừa gọi tên tôi, tôi mừng quá không la lên được chỉ biết chạy lại ôm lấy anh hai khóc òa...
Cũng năm đó , một lần anh Hai dẫn tôi ra ruộng cắm câu, sau khi chọn một thửa ruộng sâu để cắm anh Hai bảo tôi ngồi trên bờ ruộng chờ còn anh thì ôm bó cần cắm bước xuống ruộng vừa móc mồi vừa rãi câu . Trước năm 1970 hầu như chưa có lúa thần nông mà người dân chỉ canh tác lúa mùa địa phương,bắt đầu gieo cấy từ tháng 5 đến gần tết mới thu hoạch, ngày đó đất đai còn rất phì nhiêu nên cây lúa to cao như cây sậy . Anh Hai bước vào đám ruộng là mất hút, lúc đầu tôi còn mãi mê ngắt những bông hoa cỏ dại để chơi rồi đuổi bắt những con chuồn chuồn đủ màu...Một lúc rồi thêm một lúc nữa vẫn chưa thấy anh Hai trở lại ,nhìn quanh chỉ có lúa cao hơn cả cái đầu của tôi ( lúc đó mới 5 tuổi ), trong bụng bắt đầu lo lắng và sợ sệt. Đang ngồi im thinh thít bổng sau lưng có tiếng sột soạt không biết là con rắn hay con chuột chạy qua làm tôi sợ điếng hồn không dám cả quay lại để nhìn. Trong lúc đang ước :,,,anh Hai xuất hiện đi ...anh Hai xuất hiện đi...thì một con ếch ở trong hang ngay dưới chân bờ nơi tôi đang ngồi cất tiếng kêu ộp..ộp ộp (cũng may cho con ếch này phải gặp mấy anh lớn hơn một chút thì chắc nó sẽ bị lột da làm trống còn thịt thì thành món ca ri rồi !) lúc đó đang trong cơn bấn loạn đâu phân biệt được lành hay dữ phản ứng tức khắc là bật dậy nhắm hướng cây Dầu cao nhất trong xóm mà chạy thục mạng. Khổ nổi trong lúc chạy vẫn còn đeo cái giỏ tre để rọng cá mà anh Hai bắt ngồi giữ nên cứ lếch tha lếch thết vướng vào buội cỏ khiến tôi ngã lăn xuống ruộng rồi leo lên bờ chạy tiếp mặc cho cả người ướt nhẹp vừa dính đầy bùn đất. Vừa đến rìa xóm lại bị những người lớn trêu ghẹo : " con cái nhà ai vậy ,nó lấy cái giỏ của ai kìa ! bắt nó lại" đang trong lúc hớt hải lại gặp cảnh như vậy nổi sợ thêm gấp mấy lần khiến tôi khóc thét và cố chạy thật nhanh bỏ lại sau lưng những tiếng cười đắc thắng sảng khoái của họ. Vừa về đến nhà phần vì mệt ,phần vì sợ hết hồn ,phần tủi thân đứng khóc ngon lành. Má hỏi gì cũng không chịu nói làm cả nhà phát hoảng. Lát sao anh anh Hai cũng chạy về thở hổn hểnh ,lần này mặt cũng xanh như tàu lá chuối vì tìm hoài không thấy sợ tôi ngã xuống kinh mương rồi ! Lần đó anh Hai bị no đòn vì tội bỏ bê em út !
Tuy vậy nhưng anh Hai đâu có giận em ,mỗi khi rổi rảnh lại rủ tôi ra ngoài rẩy bắt đế than ,dế lửa cho nó đá nhau cho vui.. "Đấu trường" khi thì cái hộp giấy ,khi thì đáy của cái thùng tưới nước . hai "đấu sĩ" được thả vào rồi dùng một nhánh cỏ dụ cho hai chàng ta chạm mặt nhau, hai kẻ lạ gặp nhau liền vểnh râu lên như một đòn tâm lý, con thì bắt đầu chà hai chân to khỏe vào nhau như mài kiếm , con thì bổng rung cánh bần bật phát ra tiếng gáy thật oai hùng như tiếng còi xung trận. Khán giả chưa kịp nhìn kỹ thì hai "chàng" đã lao vào tấn công nhau bằng hai bắp chân to khỏe mang đầy gai góc nhưng vũ khí hiệu quả nhất lại là cái quai hàm mạnh mẽ như chiếc máy nghiền. Trận chiến kết thúc là lúc một trong hai "chàng" quay đầu bỏ chạy mà thường là bỏ lại một chân ở chiến trường hoặc vừa chạy vừa kéo theo một chân bị đối phương cắn gần dứt lìa...Hồi đó nhà nông chưa sử dụng nhiều hóa chất trừ sâu như bây giờ nên dế và các côn trùng khác nhiều vô kể chỉ cần lật những đống cỏ khô hoặc rơm rạ là tha hồ chọn những con tốt nhất..
Ngoài dế ở quê tôi còn có một loại côn trùng có thể dùng làm trò chơi cho trẻ em vừa có thể dùng làm thực phẩm, nhất là chế biến những món khoái khẩu cho dân nhậu. . Ở quê tôi người ta gọi nó là con bù rầy , nó thuộc bộ cánh cứng hình dạng tương tự con bọ hung nhưng thon dài hơn và thường có màu nâu thỉnh thoảng có con màu trắng gọi là bù rầy bạch (có giá gấp đôi bù rầy nâu). Sử dụng con bù rầy làm trò chơi cho trẻ con bằng cách lật cánh cứng của nó lên và gắn vào chiếc xe trò chơi tự tạo hoặc mua rồi thiết kế khe để giữ chặt cánh cứng . Con bù rầy tưởng đang bay vội xòa cánh mỏng quạt liên hồi tạo ra một luồng phản lực đẩy chiếc xe lao tới, nó cũng có thể gắn trên máy bay hoặc tàu thủy đồ chơi trông rất vui. Để làm món nhậu thì rất đơn giản , người ta chỉ việc ngắt bỏ phần đầu và đuôi rồi nhét vào trong một hạt đậu phọng sau đó đem chiên giòn là có một món đặc sản để đưa cay .Mỗi năm con bù rầy chỉ xuất hiện khoảng một tuần duy nhất bắt đầu từ cơn mưa đầu mùa có lượng nước mưa đủ thấm đều làm mềm mặt đất để con bù rầy có thể bật đất chui lên. Bởi vậy cả làng Sài_Ca_Nả của tôi ngày ấy đón cơn mưa đầu mùa không chỉ làm dịu mát cơn nóng mà còn có sự háo hức đặc biệt đó. Sau cơn mưa đầu mùa, chiều đến tất cả già trẻ bé lớn đều đổ xô ra dò tìm ở khoảng đát trống quanh nhà , ngoài nương rẩy, rồi sân vận động của xã, thậm chí ra các khu nghĩa địa để dò tìm . Mỗi khi thấy vết nứt nhỏ trên mặt đất thì cạy lên thế nào cũng có một chú bù rầy, Cuộc "truy sát" bù rầy ở mặt đất tạm kết thúc khi trời đã nhá nhem không còn nhìn thấy những vết nứt, những con bù rầy may mắn chui ra sau thời điểm này được thỏa thích tung cánh lượn quanh bầu trời mơ ước nhưng nó cũng chưa chắc thoát khỏi cuộc truy sát tập hai ngay trong đêm đó.Kết thúc cuộc truy sát trực tiếp trên mặt đất mọi người trở về khu vườn nhà mình gom lá khô rơm rạ lại rồi xúc đất để lên trên trước khi đốt để lửa không bùng lên mà âm ỉ nhả từng đụn khói , Những con bù rầy đang mê say bay lượn trên bầu trời vô tình bay vào vùng khói lập tức rơi xuống đất như sung rụng, người ta chỉ việc nhặt cho vào giỏ, với cách này có khi thu hoạch tới vài ngàn con một buổi tối. Đến gần nửa đêm thì số may mắn tiếp tục lọt lưới của cuộc truy sát tập hai chừng cũng thấm mệt nên tìm đến những tán lá cây để đậu lại ngơi nghĩ.. Sáng hôm sau, có người chuyên đi thu gom số bù rầy thu được từ chiều và tối hôm trước mang ra thành thị để bán cho các trẻ em ngoài ấy nơi không có điều kiện tự nhiên để săn tìm. Về phần những con bù rầy được ngũ nghĩ trên tán lá cây đêm qua cũng không phải là đã hoàn toàn yên ổn. Sáng ra ,cuộc "truy sát tập ba" lại bắt đầu , mọi người dùng những cây sào dài để móc vào những nhánh cây thật cao rồi rung cho những con bù rầy rớt xuống. Mỗi lần rung là những con đang ngũ mê rớt thẳng xuống đất nghe lịch bịch cũng vui tai, có con rơi cách mặt đất vài mét kịp sực tỉnh bay vọt lên như chiếc phi cơ biểu diễn nhào lộn. Tuy vậy số lượng cá thể thoát nạn không phải ít, một tuần sau cơn mưa đầu mùa người ta tìm thấy rất nhiều xác của những con bù rầy bị lũ kiến xơi chỉ còn lại vỏ cứng bên ngoài,đó là những con đã thực hiện xong thiên chức của mình, hoàn thành nhiệm vụ duy trì nòi giống rồi kiệt sức mà chết.Về khoản săn bắt bù rầy anh Hai tôi cũng là một cao thủ, anh dẫn tôi theo và truyền nghề một cách tỉ mĩ về cách chọn khu đất có nhiều bù rầy cũng như cách un khói hiệu quả.
Sau này khi đã bắt đầu đi học thì dế than và bù rầy là hai khoản phụ thu quan trọng của tôi, nhất là vào mùa săn bắt bù rầy không phải xin tiền cha mẹ để đi học.
Có lẻ vào thời đó không nhiều thú vui chơi hiện đại như bây giờ mà chỉ là đá bóng thả diều vào mùa hạn và mùa mưa thì chỉ rủ nhau đi hái lượm những sản vật do thiên nhiên ban tặng. Cái chơi thời đó vô tình như một phương pháp rèn luyện kỹ năng sống, với bản tính siêng năng ham học và nhạy bén nên anh Hai tôi thông thạo và là cao thủ trong việc mò cua, bắt ốc , cắm câu ,giăng lưới ...Mới nghe qua cứ tưởng là dễ nhưng phải dựa vào kinh nghiệm và khả năng phán đoán mới có thể" trúng đậm" được. Rất tiếc là tôi chưa đến tuổi để tiếp thu những kỹ năng đó thì một tai nạn vô tình đã buộc anh Hai phải giả từ những thú vui đồng nội để đến với một cuộc sống khác.
Năm anh Hai 17 tuổi , trong lúc trong lúc đi xe đạp quanh xóm chở theo đứa em gái kế tôi thì một chị cùng trang lứa với anh đã đùa quá trớn chạy ra chặn đầu xe làm anh né không kịp mất thăng bằng ngã xuống. Chỉ vì bảo vệ cho em gái mà anh phải chịu nhiều va chạm thân thể,cú ngã tưởng chừng vô hại nhưng khoảng một tháng sau anh thường bị những cơn đau đầu hành hạ. Rồi một buổi sáng đang ngồi ăn cơm bổng anh gục xuống bất tỉnh, ba kêu xe đưa anh vào bệnh viện tỉnh cấp cứu...đến bảy ngày sau anh vẫn còn hôn mê...Bác sĩ chẩn đoán anh bị viêm màng nảo cấp tính (một căn bệnh mà y học thời ấy cũng chỉ trông vào sự may mắn)... cả nhà hoảng loạn...má khóc lóc tối ngày..rồi má cùng với Ngoại đi "cầu viện " khắp các đền chùa và thầy bà bất kể nơi đâu. anh Ba và chị Tư thì phụ Ba chăm sóc anh Hai, tôi và đứa em gái dẫn nhau qua nhà bà con ăn chực....Cũng may là tất cả thầy bà đều phán số mạng anh Hai lớn lắm không chết được đâu nên ba má và bà ngoại cũng vững tâm phần nào .Cuối cùng phải đến ngày thứ mười mấy (tôi không nhớ rõ ) thần chết mới tạm tha cho anh Hai. Nằm dưỡng bệnh thêm vài tháng anh mới hồi phục nhưng sức khỏe thì không còn như xưa nữa, lúc này bà ngoại đưa anh vào chùa Chén Kiểu để tu trả lễ theo lời khấn trước đất trời khi anh Hai bị nạn. Thế là từ đó anh trở thành một Tu sĩ sớm kệ chiều kinh. Với bản tính siêng năng học hỏi nên dù ở lãnh vực nào anh cũng tạo được uy tín và có được những thành công nhất định. Chỉ một năm sau , anh đã là một tu sĩ tinh thông các loại kinh kệ thường được con sóc trong vùng rước đi đọc kinh mỗi khi có đám. Còn nhớ cái năm mà sư sải ở miền nam biểu tình chống chính quyền ( trước 1975) xâm phạm đến nhà chùa , anh là một trong ba nhà sư dẫn đầu đoàn biểu tình của các chùa trong khu vực tiến đến dinh tỉnh trưởng để đòi yêu sách.. Mười mấy năm tu hành ngoài việc kinh kệ và các hoạt động tôn giáo anh còn học chữ khmer và trở thành giáo viên khmer ngữ.
Vào giữa những năm 1980 có lẻ do đã trả lễ xong , duyên tu đã hết anh hoàn tục trở lại đời thường . Mấy năm sau anh lập gia đình và bốn đứa con lần luợt ra đời, Cuộc sống ở nông thôn thời kỳ này vô cùng vất vả vì nạn khai thác triệt để cá mắm ,rồi sử dụng hóa chất bừa bãi hủy hoại môi trường làm những mùa vụ không còn dễ dàng bội thu như xưa, hai vợ chồng anh vất vả lắm mới kiếm đủ gạo ăn cho cả nhà. Lúc này tôi đã đi học xa nhà nên không thể giúp gì cho anh chị, mỗi lần về thăm nhà thấy hoàn cảnh nheo nhóc chỉ biết chạnh lòng xót xa...
Mãi đến năm 2000 kinh tế của gia đình anh đã dần ổn định, ba đứa lớn đã có công ăn chuyện làm phụ giúp anh chị, việc buôn bán của chị cũng đang hồi khấm khá còn anh xin được một chân nhân viên thuế vụ của xã. Anh mừng, tôi cũng mừng vì từ đây công việc của anh thật an nhàn phù hợp với sức khỏe dù thu nhập chắc chỉ đủ cho anh ăn sáng.
Thế rồi anh chưa hưởng sự an nhàn được lâu thì cái ngày định mệnh đó đã đến !Ngày hôm đó anh chở chị Hai đi bổ đồ về bán, con đường QL1A đang thi công nên mặt đường rất hẹp,một tên choai choai hiếu thắng đã vượt ẩu qua mặt chiếc xe tải và đâm thẳng vào xe của anh. Chị Hai cũng bị hôn mê và gãy xương đòn, Khi anh mất mọi người giấu không cho chị biết ngay sợ ảnh hưởng đến điều trị và cử người cứng rắn nhất để thăm nuôi. . Đến đêm cuối cùng vĩnh biệt anh , mọi người họp bàn xét thấy không thể nào giấu chị mãi được ,nhất là chuyện vợ chồng trong giờ phút cách biệt âm dương mà không cho gặp lần cuối thì tàn nhẩn lắm. . cuối cùng Ba quyết định đến bệnh viện trình bày với bác sĩ xin cho chị về tiễn biệt chồng lần cuối đồng thời giao trọng trách cho chị Tư chuẩn bị chống sốc tâm lý cho chị Hai vì chị Tư cũng có hoàn cảnh tương tự(anh Tư cũng mất vì tai nạn giao thông để lại cho chị Tư một nách năm con còn thơ dại). Mọi việc được chuẩn bị chu đáo nhưng cú sốc lại rơi vào những người đến chia buồn cùng gia đình khi chứng kiến thảm cảnh người vợ về tiễn biêt chồng bằng xe cứu thương và vẫn nằm bất động trên chiếc băng ca, tất cả mọi người có mặt lúc đó đều không ngăn nổi giọt nước mắt...
Có phải cái số của anh là vậy phải không anh Hai?sắp đến lúc an nhàn thì anh phải ra đi dù tuổi đời của anh chỉ mời bước qua cái ngưỡng nửa đời người. Ngày anh ra đi những đứa con của anh vẫn còn độc thân mà giờ thì chúng nó đã nên vợ nên chồng hết rồi, tiếc cho anh là chưa biết mặt những đứa con dâu và con rể của mình. À ! hiện giờ anh cũng đã có một cháu ngoại và một đứa gọi anh là ông nội rồi đó,thêm vài tháng nữa anh sẽ chắc chắn có thêm một cháu ngoại ...
Thôi anh Hai cứ yên nghĩ ,các con anh đã có công ăn việc làm và cơ sở ổn định cả rồi, dù sao thì "sảy cha còn chú " mà anh .
Ky niêm vê anh Hai cua anh Cop vui & buôn qua.. Vui vi tuôi tho anh co anh Hai lo lang, cham soc, buôn vi luc anh Hai ra di qua dau xot....VN minh nhiêu chuyên thuong tâm vê tai nan giao thông qua ha anh... Nghe ma so lam...Gân giô anh Hai cua anh rôi... thôi dung buôn nua nha... ai cung co sô phân anh a...
Trả lờiXóa@Thy:Cảm ơn em đã chia sẻ ! những nổi đau rồi cũng sẽ vơi đi nhưng những kỷ niệm sẽ vẫn được nhắc đến như là máu thịt không lìa bỏ được. Đúng là con người có số em à !
Trả lờiXóaAnh Hai của chú Hổ chắc sẽ ngậm cười nơi chín suối vì "vắng cha còn chú", còn người em trai đang lo lắng giúp anh. Cùng với vấn nạn ô nhiễm môi trường, TNGT luôn là vấn đề nhức nhối, là nguyên nhân nhiều cái chết thương tâm, nhiều cảnh đời bất hạnh sau chiến tranh trên đất nước mình. Chú hổ cũng nên có bài viết về vấn đề này cho Làng Giề để góp tiếng nói lập lại trật tự an toàn giao thông, hạn chế những rủi ro đau thương như trường hợp của anh chú. Hôm qua, 1-3 là sinh nhật chị Tú Yên, làng ta bận bịu tế xuân... quên qua mừng. Tú Yên đang buồn đó. Qua ngay động viên đi nhé.
Trả lờiXóaThy ! Đúng là hơn ba năm trước thì tình hình cấp cứu có trể nãi và thiếu kỹ thuật nhưng nay thì khác nhiều rồi. Cuộc sống dần dần hiện đai hơn tạo cho con người có được sự hưởng thụ tốt nhất.ngày nay các đội cấp cứu với nhân viên y tế đã có thể nhanh chóng tiếp cận hiện trường tai nạn trực tiếp sơ, cấp cứu và các xe cứu thuong được trang bị tương đối đầy đủ nên cũng giảm thiểu những cái chết oan uổng
Trả lờiXóaBác Đài ! cảm ơn bác đã chia sẻ nổi buồn của Cọp ! và cũng cảm ơn bác đã nhắc nhở, kỳ thực là hôm 27/2 vừa rồi em đã nhớ định bụng sẽ làm cho chị TY bất ngờ nữa nhưng hôm nay lại quên đi,nếu bác không nhắc thì chắc là ...Bị đòn ! :D
Trả lờiXóaANh Cọp.... gd em bên VN cũng đã mất bao nhiêu nguời thân vì tai nạn đó.. nhưng nói ra thiệt buồn.. vì bên đó hệ thống súc khỏe cũng còn chậm chạp... bà dì em đi honda SG - Bà riạ... mà kg có xe cứu thương đến liền.. nội mà mất máu hay chuyên chổ = honda đến nhà thương cũn glàm chận động não mạnh rồi... rồi chú em cũng đi xe hàng chở khách SG- Baria cũng mất khi mới ngoài 30.. rồi con của bạn ba em.. vừa nhận thiệp mời cưới của Bác báo tin gả con gái.. Ba em chưa kịp đi gở tiền thì.... tiền gởi về để '' đi tang'' cho cô dâu chưa măc áo cưới mà đã mặc áo quan anh à... Rồi...... nhiều lắm... đau xót lắm.. em kg dám kể nữa đâu.. vì mỗi khi nhớ đến là em sợ.. nên khi lái xe 1 mình em sợ lắm.. cũng hên đường đi bên này giao thông luật lê dàng hoàng.. chỉ mong đường xá đừng trơn trợt khi mùa đông thôi...
Trả lờiXóaAnonymous writes:Chúc anh luôn giữ được sự vui vẻ, cân bằng để tốt đẹp ở hiện tại và hướng dến tương lai.
Trả lờiXóaLKDH !Từ năm ngoái đến giờ mới gặp Đệ! :D Huynh cũng không biết là một ngày ý nghĩa như vậy. Cảm ơn đệ và thay lời chúc Huynh mời Đệ một chung rượu ân tình bằng hữu vậy ! :wine: :wine:
Trả lờiXóaAnonymous writes:Hôm nay là ngày lễ tình bạn, đệ vừa nhận được tin nhắn với những lời chúc của đứa học trò cũ.Nhân ngày lễ tình bạn. Chúc huynh luôn thành công và mọi điều tốt đẹp.
Trả lờiXóaAnonymous writes:Sao huynh biết là đệ nhỉ :DNếu có dịp lên thăm con gái huynh, cho đệ biết nhé ! Đệ xin được mời huynh một chầu.
Trả lờiXóaừ.. bà dì em lúc đó chết oan cả nhà thuơng tiếc qua..... đụng xong mà 2-3 tiếng sau chưa gặp BS lam sao sống nổi hở anh...
Trả lờiXóahi hi ! như vậy mới gọi là bằng hữu chớ !
Trả lờiXóaBác ọp ơi!em không thể nào đọc hết entry này của Bác, em đọc tới đâu là em khóc tới đó, em cũng mất 1 người em trai trong tai nạn nước, chính là người đưa em trai mình đi xuống dưới bịnh viện để cấp cứu, hơn nua trong lòng em còn nhiều ức hận lắm. Em rất hiểu nổi đâu của bác .
Trả lờiXóaừ! Ta hiểu những nổi đau này không của riêng ai, như Bác Đài đã nói cần phải làm cái gì đó để góp phần cảnh tỉnh mọi người nhất là lớp trẻ.ta viết lại nổi đau của mình để hoài niệm và cũng không ngoài mục đích đó .
Trả lờiXóabác ơi, con cũng mất đứa em họ do tai nạn giao thông, mà hình như vì lí do đó mà con bớt đi cái bướng cứ thích tốc độ....chưa bao giờ con quên được điều gì nhưng mà con cố sống tốt, chỉ có điều con bất lực với đứa em nó, con sợ con hok giữ nó lại được, nó hư mất :( giờ nhà có mình nó nên nó cứ chả nghe ai, hic... ngày đó con hứa ít nhất chưa chăm sóc đc nó nhưng sẽ cố gắng lo cho mẹ và em nó nếu có thể mà giờ.... :(
Trả lờiXóabiết làm sao được Oanh ơi! con cứ làm hết trách nhiệm của mình, những cám dỗ bây giờ đầy dẫy mà lứa trẻ lại muốn thể hiện mình một cách mù quáng.Mà hình như con người đều có số phận riêng,cầu mong sao đừng thêm nhiều nổi đau với cuộc đời này.
Trả lờiXóaCâu chuyện đời tự kể của anh, và cũng là những trang nhật ký, nhắc lại những kỷ niệm yêu thương và đau xót trong gia đình nghe thật cảm động. Người ta bảo "Anh em như thể tay chân, còn vợ chồng chỉ là y phục" thật là đúng đấy anh nhỉ?
Trả lờiXóa@Rose Pham: Rất cảm ơn bạn đã đến và chia sẻ! vâng , nổi đau này chắc cũng còn lâu lắm mới nguôi ngoai được.
Trả lờiXóaHic,bài viết đã lâu rồi mà hôm nay tôi mới vào xem thật tệ quá . Hứa thắp một nén nhang cho anh ấy mà cũng muộn quá rồi , thôi thì tôi cũng sẽ gửi một nén nhang cho anh ấy trên bàn thờ của anh trai tôi tạm vậy nhé . Bài viết của anh dài và tỉ mỉ nhưng tôi vẫn đọc hết để chia sẻ cùng anh những nỗi đau về người anh thân yêu . Chị Hai rồi cũng qua khỏi hả anh.
Trả lờiXóaVâng ! chúng ta hãy cùng chia sẻ để cảnh tỉnh thêm với cuộc đời.
Trả lờiXóaRose cũng xin được chia sẻ cùng anh Chanhkhla và chị My Dung. Có lẽ Rose sẽ viết một bài về 1 người anh rể của mình. Anh cũng đã mất cách đây 17 năm rồi, khi ấy để lại người vợ trẻ 29t và đứa con thơ chưa tròn 4t. Với gia đình Rose, tuy anh không có nhiều kỷ niệm, do anh chỉ mới sống với chị gái mình có hơn 5 năm, nhưng anh để lại trong lòng mọi người 1 niềm thương tiếc vô bờ...Một lần nữa chia buồn cùng các bạn!
Trả lờiXóa@mydung7461: Cảm ơn chị !Như vậy là anh hai tôi chắc cũng ngậm cười..rồi ! còn chị hai thì cũng mất gần hai năm để bình phục chấn thương và tâm lý .
Trả lờiXóaSư Tỷ !Cảm ơn lời chia buồn của sư Tỷ , nhất định đệ sẽ kình viếng Đại sư Huynh.
Trả lờiXóa@ chanhkhlaĐọc bài viết nầy, làm TY cũng nhớ tới Anh Hai của mình ! Tỷ cũng đã viết một bài về anh ấy trong Tags "Lời muốn nói". Xin chia một chút buồn cùng Sư Đệ nha !Thân mến
Trả lờiXóaCam? on Rose Pham. da~ co' loi` . Se~ don' cho` xem bai` , nhe' .
Trả lờiXóaranh giới sống chết mong manh chú nhỉ, đời người có biết ngày sau như thế nào, đọc những dòng tâm sự của chú cháu thấy tiếc cho số phận của 1 ng kém may mắn, cháu là ng đã chứng kiến chị mình bị xe tông như bất lực, nhưng có lẽ chị cháu là người may mắn hơn!!
Trả lờiXóa@gà con:Cảm ơn cháu đã chia sẻ ! còn cháu thế nào? vẫn học ở bên này hả, có khi nào phải sang bên đó để hoàn thành chương trình nửa không?
Trả lờiXóaChú Hổ. Đọc entry mà có đoạn chị rơi cả nước mắt .Anh hai chú sinh năm bao nhiêu?? Năm anh ấy mất anh ấy bao nhiêu tuổi?? Cuộc đời của anh hai chú cũng lắm đoạn trường thật .Nhưng chắc giờ anh cũng thảnh thơi yên lòng nơi suối vàng vì các con đã trưởng thành và luôn có chú bên cạnh lo lắng đùm bọc
Trả lờiXóaChị Hoa!Năm đó anh hai em 53 tuổi (tuổi tỵ) đó chị !
Trả lờiXóaCảm ơn Sâu nhiều lắm !
Trả lờiXóaOriginally posted by khlaphnum: nổi đau này chắc cũng còn lâu lắm mới nguôi ngoai được.Sẽ hg nguôi ngoai đâu H ơi , chỉ là nằm yên trong tiềm thức mà thôi .Những người thân yêu đã mất luôn trong tim mình , và mỗi khi nghĩ đến tim lại nhói đau H ạ .Chỉ biết cầu nguyện cho người đã mất sẽ đến đc cõi tốt đẹp hơn .
Trả lờiXóaOriginally posted by khlaphnum:Năm đó anh hai em 53 tuổi (tuổi tỵ) đó chị !Vậy là anh hai chú hơn tuổi chị. Còn chị dâu chú liệu có bằng tuổi chị ko chú HổOriginally posted by saubebong2102:Sẽ hg nguôi ngoai đâu H ơi , chỉ là nằm yên trong tiềm thức mà thôi .Những người thân yêu đã mất luôn trong tim mình , và mỗi khi nghĩ đến tim lại nhói đau H ạĐúng lắm. Hôm kia chỉ giở xem ảnh mẹ chị chụp vài kiểu những ngày gần cuối đời. Ảnh sang thăm mẹ chụp rồi vẫn đẻ trong máy vậy thôi. Vậy mà mở ảnh ra nhìn thấy nhớ mẹ tới nao cả lòng
Trả lờiXóaChuyện này em kinh nghiệm từ bé chị ạ , 5 tuổi là em đã nếm mùi đau khổ rùi , và nhiều lần tiếp theo sau mà vẫn chẳng quen được chị ạ :( :( :(
Trả lờiXóaQuen làm sao được chuyện này em ui
Trả lờiXóaOriginally posted by nguyenhoa2007:Còn chị dâu chú liệu có bằng tuổi chị Dạ, chị dâu thì tuổi sửu chị ạ !
Trả lờiXóaAnh hai hơn chị dâu nhiều tuổi thế à :confused: :confused:
Trả lờiXóaDạ đúng rồi chị, em là thứ sáu trong nhà mà chị dâu thứ hai chỉ hơn em có một tuổi. :)
Trả lờiXóa:D :D
Trả lờiXóaH Hổ ui , năm nay là năm tuổi H đó , H cẩn thận nhé , hg được hên . Ai gây sự ráng nhịn H nhé , coi chừng bị uýnh :D :p
Trả lờiXóaKhông chỉ nhịn thôi đâu, anh còn bảo họ là muốn cắt đuôi lột da...gì cũng được chỉ xin để tôi yên !:lol: :lol: :lol: :lol: :lol: :lol: :lol: :lol:
Trả lờiXóaTrùi , kể cả nấu cao chứ ? :lol: :lol: :lol: :lol: :lol: :lol: :lol:
Trả lờiXóa