Thứ Hai, 24 tháng 11, 2008

NHỮNG THÁNG NGÀY KHÓ QUÊN.

KÝ ỨC VỀ NGÔI TRƯỜNG
Trường THVTTWll của chúng tôi ngày ấy thực chất là một khách sạn cũ được tận dụng để làm nơi giảng dạy.Ngoài tầng trệt dùng làm nhà xe , nhà bếp và các kho tàng còn lại bảy tầng dành làm văn phòng ,phòng học và ký túc xá cho CB_CNV và học sinh. Trong đó phòng học được dành trọn ở tầng cuối cùng mà" giảng đường" chính là sàn nhảy của khách sạn cũ, chỉ cần kê bàn ghế vào thế là xong. ...


Còn phòng ở của chúng tôi là những tầng lầu ngay bên dưới phòng học. Lúc đầu mỗi lớp được bố trí ở chung một tầng lầu:nam dãy phía trước , nữ dãy phía sau, nhưng rồi quản lý học sinh cảm thấy tình trạng "lửa rơm" không an toàn nên dồn nam xuống tầng dưới và bố trí nữ ở các tầng phía trên, đến 22g đêm thì giới nghiêm hoàn toàn không được lên xuống. Hồi đó trường tôi buộc tất cả học sinh phải vào ở nội trú cho dù học sinh là người TPHCM và có nhà ở gần trường với lý do quản lý việc học được tốt. Thật vậy việc học của chúng tôi ngày ấy được quản lý chặt chẽ không thua gì trong môi trường quân đội, 5g30 sáng thức dậy tập thể dục, sau đó tắm rửa ăn sáng đúng 7g lên lớp. Học đến 11g thì nghĩ ăn trưa và nghĩ ngơi đến 13g nếu ai có giờ lên lớp thì tiếp tục lên còn không thì cũng thức dậy tự học tại phòng dưới sự kiểm tra thường xuyên của đội cờ đỏ. Đến 17g thì ăn chiều và "xã trại" , đúng 19g lại tập trung tự hoc tại phòng đến 21g mới được nghĩ, nhưng 22g thì lại giới nghiêm nữa rồi nên cũng không đủ thì giờ để xem phim và giải trí khác.
Việc học thì căng thẳng như thế , chuyện ăn uống thì vô cùng đạm bạc . Được tiếng là có học bổng nhưng thực chất với 31 đồng/ tháng chỉ đủ nộp tiền ăn cho nhà bếp. Như vậy mỗi bữa ăn của chúng tôi vị chi là 50 xu...nghĩ lại thật khủng khiếp!Thật vậy mỗi mâm cơm dành cho 5 người ăn ngoài chén nước muối ( nước chấm do nhà bếp chế biến gồm muối+nước và phẩm màu vàng) và một thau canh rau muống chỉ có 5 cọng không hơn không kém và chấm hết không có một chút protein nào cả. Còn cơm gạo thì thuộc loại xấu nhất mà dân Miền tây chúng tôi thường đùa là heo ĐBSCL còn phải chê huống chi là người.Thế mà ba năm nhanh chóng trôi qua chúng tôi "đắc đạo" lúc nào không biết, sau này gặp nhau chúng tôi thường nói vui :" đố ông thầy chùa nào có thời gian chay tịnh dài hơn tụi mình".
Sống trong môi trường khắc nghiệt như thế nhưng óc hài hước của con người không hề bị mai một, tranh thủ những giờ nghĩ ít ỏi chúng tôi cùng quây quần kể chuyện tếu và đờn ca cho đỡ nhớ nhà , và cũng chính vào thời kỳ này giới HS_SV cho ra đời câu "châm chích ngôn" bất hủ:" Ăn như tu, ở như tù nói chuyện lãnh tụ"

"TẠI ĐÂY CÓ KHỈ BIẾT NÓI"
Vào đầu thập niên 1980 đất nước đang bị các thế lực nước ngoài cấm vận kinh tế nên mức sống của người dân vô cùng thấp kém. Kể lại trong thời điểm bây giờ nghe có vẻ như đơm đặt nhưng sự thật ngày ấy chúng tôi mang tiếng là lên Sài gòn học mà quần áo thì chẳng có mấy cái lành lặn. Mặc quần áo vá ra đường là chuyện bình thường, thậm chí còn là mode nữa, phổ biến nhất thời bấy giờ là áo "thủ môn"( tức áo vá một đường dài theo sống lưng y như số 1 ) và quần có gắn" truyền hình" (có miếng vá hình chữ nhật ở một hoặc cả hai bên mông). Đã thế cho nên chuyện tiền bạc có mấy ai mang theo dư dã, nếu nhà nước không nuôi chắc không có bao nhiêu người đủ sức theo học. Và như mặc định các quán xá xung quanh trường đều chấp nhận cảnh HS_SV vào quán gọi một cà phê đen kèm theo vài cái ly uống trà và một điếu thuốc ba bốn người hút chung...
Giờ giấc thì nhà trường quản lý vô cùng chặt chẽ , hơn nữa tiền bạc không có nên chúng tôi cũng không biết phải đi đâu chỉ biết xúm xít đờn ca kể chuyện làm vui.Thế rồi đờn ca riết cũng chán, chuyện kể mãi cũng không còn lại rủ nhau vác băng ghế ra bám vào lan can nhìn xuống đường xem người qua kẻ lại. Khổ nổi đối diện với cổng trường là quán chè lạnh Trần Bình Trọng nổi tiếng khắp Sài gòn thời ấy, nhất là buổi chều khách đông ngồi chật kín cả lề đường, và cứ thế họ ở dưới nhìn lên còn chúng tôi ở trên nhìn xuống. Cho đến một ngày không chịu nổi cảnh tượng ấy , không rõ ai đã treo ở lan can tấm biển :"Tại đây có khỉ biết nói". Lúc đầu còn có người phản đối nhưng sau đó dường như chấp nhận sự thật chua chát nên không ai buồn gỡ xuống và cũng không quan tâm nó biến mất tự lúc nào...

NGHĨA NẶNG TÌNH THÂM
Việc nhà trường bắt buộc ở nội trú cũng có mặt tích cực của nó, ngoài việc thuận lợi trong quản lý học tập nó còn tạo nên một mối quan hệ tương thân tương ái rất tốt. Suốt ba năm trời cùng ăn cùng học cùng sinh hoạt tập thể trong cùng một mái nhà thì thử hỏi sao không khắng khít cho được, tất cả những buồn vui của mỗi người cả tập thể đều biết để rồi vui cùng vui và đau cùng đau như anh em ruột vậy.Đây cũng là một nét khác biệt so với các trường khác từ xưa đến nay , chính nó đã tạo tiền đề cho sự hình thành những kỷ niệm nhớ đời mà cho đến bây giờ tôi cứ tưởng như vẫn còn đâu đó...
...Đó là lần Thanh Xuân (người Hà Nội) bị ngất tất cả nhốn nháo người tiếp cứu,kẻ đi báo y tế, người cuống cuồng đi tìm xe, có bạn đã bế Thanh Xuân chạy một mạch từ lầu 5 xuống đất để đưa đi bệnh viện.
....Đó là lần chính tôi bi sốt rét phải điều trị tại bênh viện Trần Hưng Đạo suốt nửa tháng trời các bạn đã chia nhau thăm nuôi và còn gom góp những đồng tiền ít ỏi của mình để bồi dưỡng cho tôi. Trong đó tôi nhớ mãi bạn Mã Văn Quang (người Huế) hể có giờ rảnh là vào thăm và giảng bài cho tôi và cũng chính bạn ấy đã lo mọi thủ tục xuất viện và thanh toán ( với phòng KT của trường) cho tôi, vậy mà tôi chưa đền đáp được chút gì cho bạn ấy, thật xấu hổ!
....Đó là lần tôi và Hồng Mai bị kỷ luật vì báo tường và lần những bạn bị đình chỉ học vì vụ baọ động (sẽ nói sau) tất cả tập trung lại chia sẻ an ủi giúp chúng tôi đứng vững và lặng lẻ đau xót chia tay những người phải rời xa tập thể,,,
....Đó là lần cả lớp thót tim đi tìm C. vì bạn ấy vừa trãi qua một cú sốc tình cảm nghiệt ngã. Bạn ấy và một bạn nam cũng trong lớp yêu nhau, tình yêu của hai bạn rất đẹp và tương xứng từ ngoại hình cho đến trình độ học tập cả lớp luôn vun vào cho mối tình ấy, vào dịp nghĩ tết hoặc hè hai bạn đã về tận quê của nhau mặc dù ở rất xa nhau.Cứ tưởng sau khi ra trường hai bạn ấy sẽ thành đôi ,nào ngờ gần cuối khóa gia đình bạn nam gọi về cưới vợ.Ngày bạn nam về quê, bạn C. cũng bỏ đi từ sáng sớm. Đến bữa trưa không thấy C. về mọi người bảo nhau chắc nó đi chơi cho khuây khỏa, đến bữa cơm chiều thì mọi lo lắng đã đến đỉnh điểm, cả lớp vội chia nhau đi tìm. Cả Sài gòm rộng lớn thế này biết tìm đâu bây giờ? nhưng không đi thì lòng không yên... đến hơn 19g thì mọi người đều trở về nhìn nhau lắc đầu không nói một lời. Không ai bảo ai cả lớp ngồi thành vòng tròn ở hành lang giữa hai dãy phòng im lặng như tờ, không khí nặng nề đang bao trùm lên tất cả. Một số bạn nữ đã rưng rưng, thời gian chầm chậm trôi qua gần đến giờ giới nghiêm bổng C. lù lù xuất hiện, tất cả như vỡ òa vây lấy C. hỏi không kịp trả lời.Thế mới biết có những thứ tình cảm khi có điều kiện mới bộc lộ ra được.
....Đó là vô số những chuyện buồn vui khác khi rỗi rảnh mình sẽ kể tiếp...

ĐÊM SINH NHẬT ...KINH HỒN !
Cuộc sống của "những con khỉ biết nói" cứ tuần tự diễn ra theo một chu trình hoạch định sẵn: ăn_học _ngũ làm cho nó cảm thấy không được thoải mái,sự ức chế không dễ gì giải tỏa chỉ với vài giây phút đàn ca và những câu chuyện nhàm chán.Dù đang sống giữa lòng Sài gòn nhưng cả trường chỉ có một cái tivi lúc có hình lúc thì không nên cũng không có gì để giải trí.
Hôm đó là ngày 20_01_1983 là sinh nhật lần thứ 20 của tôi, bản thân chủ nhân cố giấu vì đâu có điều kiện tiền bạc để tổ chức,nhưng không rõ ai đã tình cờ phát hiện và thông báo ngay "tin vui" này đến với mọi người.Thế là mọi người hè nhau gom góp những "sản vật " còn tồn trữ, mua thêm một ít trái cây ,bánh kẹo đẻ tổ chức chung vui với những lời chúc tụng thay cho quà cáp. Đặc biệt có một "bợm" nào đó đã ém sẵn chai đế Gò đen từ lâu chưa có dịp sử dụng,nay sẵn dịp đem ra góp phần cho thêm rôm rả. Dường như mọi hậu quả tệ hại cũng bắt nguồn từ chai rượu đó...vì cuộc vui của chúng tôi chỉ được tổ chức sau 21g là thời điểm kết thúc ca tự học buổi tối theo qui định, cuộc vui chưa thỏa mà nhà trường lại cúp điện nên một số cái đầu nóng đã hành động bộc phát. Một số bạn thiếu kiềm chế đã dùng gạch đá, chai lọ để ném xuống mái tol nhà xe ở tầng trệt và tấn công cả quán chè lạnh Trần Bình Trọng ở bên kia đường nhưng rất may đã 22g nên không còn khách.Mặc dù cúp điện không rõ là ai nhưng vài ngày sau nhà trường vẫn ra quyết định" loại khỏi vòng chiến đấu" bảy tên trong đó có Cậu Bảy trong "gia dình các Cậu".
Đến nay đã 25 năm trôi qua nhưng tôi chưa tổ chức thêm một lần sinh nhật nào nữa vì sau khi về quê công tác cuộc lễ có phần xa xỉ đó không phù hợp với hoàn cảnh ở tỉnh lẻ thời ấy. Hơn nữa cái đêm sinh nhật định mệnh ấy đã trở thành một kỷ niệm buồn, một ấn tượng khó phai trong lòng tôi cho đến tận bây giờ.


33 nhận xét:

  1. Ký ức về một thời thật đẹp phải không Anh. Sinh viên là vậy đó nhưng thời của Anh khổ quá ha. Bây giờ học sinh- sinh viên bây giờ chỉ còn mơ leo lên cung trăng nữa thôi. Nhưng kỷ niệm của tụi nó lại được đo bằng thời gian vô vũ trường, ăn chơi phung phí tiền ba mẹ gởi cho.Em hơi lo xa nhưng hỏng biết tới thời con em thì thế nào đây nữa. Nếu bạn cũ của Anh mà đọc được những dòng này có lẻ sẽ có người lặng lẽ lau nước mắt để nhớ về một thời đó.

    Trả lờiXóa
  2. @ forgetsky: Mục đích của anh khi viết bài này ngoài ôn lại những kỷ niệm cũng muốn cho thế hệ bây giờ nhìn mà so sánh những gì mà cha chú ngày xưa đã phải phấn đấu vượt khó để chắt chiêu những thành quả cho ngày nay.Biết rằng rất khó thuyết phục , nhưng nhiệm vụ ta cứ làm và cứ hy vọng phải không em! Ngoài ra, thời trước thông tin liên lạc quá lạc hậu nên hầu như mất liên lạc với nhau,bây giờ điều kiện cho phép anh đang thử nghiệm xem điều ao ước của anh có thực hiện được không.Anh lần lượt đăng các entry "kỷ niệm trường xưa " với hy vọng các bạn cũ hoặc con cháu của họ có vô tình đọc được chắc chắn sẽ nhận ra thôi.

    Trả lờiXóa
  3. Ah có nhiều KN thật ^^!. Ngày xưa nghèo vật chất nhưng nồng đậm tình người anh nhỉ. Em cũng SN chung 1 tháng với anh :D

    Trả lờiXóa
  4. Em nghĩ thật không dễ dàng gì Anh ah, tụi trẻ bây giờ "người" ít "con" nhiều hơn. Nhưng nói như thế không có nghĩa là mình ôm cả bó, nhiều bạn trẻ bây giờ năng động và biết bắt kịp thời cuộc lắm Nếu mình không nhanh chân thì khoảng cách giữa các thế hệ sẽ càng xa và lúc đó mình sẽ chẳng bao giờ có tiếng nói chung với nhau nữa. Chẳng dám nghĩ tệ hơn nữa.

    Trả lờiXóa
  5. phuongdung! writes:

    entry nay dung la rat co y nghia ! hihi.rat vui vi da ghe tham blog cua chau, va cung rat vui khi duoc khen hoa dep!

    Trả lờiXóa
  6. @phuongdung: đã add rồi đó, rảnh thì ghé qua nhé.

    Trả lờiXóa
  7. So với cuộc sống ngày nay thì ký ức của chú thiếu thốn nhiều quá "Thật vậy mỗi mâm cơm dành cho 5 người ăn ngoài chén nước muối ( nước chấm do nhà bếp chế biến gồm muối+nước và phẩm màu vàng) và một thau canh rau muống chỉ có 5 cọng không hơn không kém và chấm hết không có một chút protein nào cả. Còn cơm gạo thì thuộc loại xấu nhất mà dân Miền tây chúng tôi thường đùa là heo ĐBSCL còn phải chê huống chi là người". Cuộc sống khó khăn như vậy nhưng hạnh phúc vì được sống trong tình cảm hết sức chân thành đúng không chú...Chẳng bù cho thời tụi cháu bây giờ, đi học không thiếu thứ gì vậy mà học hành chẳng nên...Cháu thấy bài viết của chú hay và chan chứa tình cảm quá, không biết những người bạn thời ấy của chú có đọc được bài viết này không ha...Chúc chú cuối tuần an lành:)

    Trả lờiXóa
  8. Chú rất vui vì những lời nhận xét của cháu, vậy là ít nhất cũng có vài người hiểu đúng mục đích của bài viết và phần nào ước nguyện của chú cũng được thực hiện.

    Trả lờiXóa
  9. .................. cháu chào chú ạh !!!!!!!!!!! he he he he dạo này học hành chăm chỉ quá quên mất chú lun

    Trả lờiXóa
  10. Học thì tốt, chú chỉ sợ gà đi bươi thôi.

    Trả lờiXóa
  11. đi kiếm gà trống :D he he ^^! chưa đi học chuyên môn nên là còn khỏe re àh chú ^^!

    Trả lờiXóa
  12. hơ hơ..trống Ta hay Trống Tây vậy? Mà cháu theo chuyên ngành gì?

    Trả lờiXóa
  13. KẾ TOÁN ẠH ^^! MAI MỐT LÀM GIÁM ĐỐC CHOA OÁCH HJHJ HJ

    Trả lờiXóa
  14. ồ!" hậu sanh khả úy" vậy là cùng ngành nghề(cũ) với chú rồi, chú cũng từng tám năm làm KTT một CTY đó.Nhưng chú bỏ nghề lâu rồi, các bạn chú đang tìm cũng đều là KT cả.Một số người từng là phó GĐ câc CTY kinh doanh ở địa phương họ.

    Trả lờiXóa
  15. ủa dzạ bj j chú làm gì dzạ??? giám đốc cái gì cho cháu 1 chân với nhen :D

    Trả lờiXóa
  16. Bây giờ chú là GĐ tiệm net nhỏ thôi , đâu đủ khả năng trả lương cho cô Tiến Sĩ ở nước ngoài về.

    Trả lờiXóa
  17. Chú dành hẳn cả một điều ước cho cháu đó, chịu chưa!

    Trả lờiXóa
  18. sặc :( nói gì ghê dzạ trời!!!!!

    Trả lờiXóa
  19. anh ước gì choa "cháu nóa" thía? :D :happy:

    Trả lờiXóa
  20. @ silent-night: thì ước cho cô bé này trở thành TIÉN SĨ đó!

    Trả lờiXóa
  21. dzạ cảm ơn ạh! có điều là điều ước của chú bự quá cháu vác về không có nổi hihi

    Trả lờiXóa
  22. Bụt chỉ cho ba điều ước mà chú đã ước thế rồi không rút lại được đâu.

    Trả lờiXóa
  23. vác hem nỗi thì gửi máy bay đem zìa :D :happy: :flirt:

    Trả lờiXóa
  24. ..... máy bay chứa k nổi lun! hiih

    Trả lờiXóa
  25. Anh khlaphnum: "Bây giờ chú là GĐ tiệm net nhỏ thôi , đâu đủ khả năng trả lương cho cô Tiến Sĩ ở nước ngoài về". Bay gio thi em hieu tai sao Anh lai sanh dieu ve net nhu vay. Cung co luc em muon mo mot tiem net nhung ko can dam vi minh ko biet ve no chang le nao lai thue tat ca sao. Y dinh bat thanh nen van se giu y dinh lam thue vai nam nua.

    Trả lờiXóa
  26. @ forgetsky: Em nhắc anh mới thấy mình gan thật, hai năm trước khi anh buộc lòng phải chuyển đổi công việc để kiếm sống (lúc đó anh đang bán tạp hóa) anh chọn nghề này mà chưa một ngày sờ đến máy vi tính thậm chí còn chưa biết khởi động máy,rê chuột chạy còn không đúng chỗ. Mỗi lần máy có vấn đề thì nhờ nơi cung cấp máy giải quyết ,rồi từ từ anh mày mò trên mạng tạm thời xủ lý được những lỗi cơ bản và học lóm từ những kỹ thuật viên đến sữa máy. Tuy nhiên chỉ đơn thuần phần internet đơn giản chứ chưa biết gì về các thủ thuật khác. vậy nên nếu có điều kiện thì có thể tiến hành càng sớm càng tốt để tận dụng thời cơ và rút ngắn thời gian tích lũy kinh nghiệm. thực ra ở TP việc học kỹ thuật này đâu có gì là khó. Chúc em thành công.

    Trả lờiXóa
  27. Thanks Anh Cọp đã chỉ bảo nhưng em từ bỏ ý định về tiệm net lâu rồi. Và vì để đầu tư kiến thức để quản lý net em tốn thêm time khá dài. Em refer việc đầu tư vào cơ khí hơn vì hiện tại em cũng đang có một xưởng nhỏ và đã từng làm việc cho 1 cty về lĩnh vực này gần 7 năm. Hơn thế em có thêm nguồn nhân lực trong nghề nên sẽ tốt hơn. Lướt net thôi thì ok nhưng build một blog như vầy hoặc decorative nó thì em phải nhờ vả.

    Trả lờiXóa
  28. @forgetsky: thực ra anh chỉ có viết và up vài hình ảnh chứ cũng làm được gì đâu. Em nhìn kỹ xem hoàn toàn là theme mặc định của opera mà!

    Trả lờiXóa
  29. Anh Cọp khiêm tốn thật đấy.Nhân tiện chỉ cho em làm cách nào đưa picture vào comment vậy nhỉ.Thanks Anh trước nhé.

    Trả lờiXóa
  30. H lam M nho 3 nam o KTX , an uong y vay , ngay nao cung canh toanf quoocs , nuoc muoi , cas xuowng hg , M chi an 1 chen com M hg an ca' , khi ay lon hg noi , M chi co' 37kg , nhung tinh cam than thuong , anh chi em ban be` thuong yeu nhau mai cho den bay gio van goi dien , di tham nhau , se chang bao gio quen dc nhau ... chang quen dc thang ngay do .

    Trả lờiXóa
  31. và đây là lần gặp gỡ đầu tiên sau 26 năm của cá nhân vật trong loạt bài KỶ NIỆM TRƯỜNG XưA nè: http://my.opera.com/khlaphnum/blog/tuong-tr

    Trả lờiXóa